Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Dấu hóa trong nhạc lý

Các dấu hóa
Cao độ của một nốt nhạc có thể được thay đổi bằng cách sử dụng dấu hóa
Dấu hóaTênTác động
Dấu thăngTăng nốt nhạc thêm 1/2 cung
Dấu giángGiảm nốt nhạc xuống 1/2 cung
Dấu thăng képTăng nốt nhạc lên 1 cung
Dấu giáng képGiảm nốt nhạc xuống 1 cung
Dấu bìnhÐưa nốt nhạc về trạng thái tự nhiên ban đầu
Ðồng âm
Các nốt nhạc khác tên nhưng có cùng cao độ thì được gọi là đồng âm. G# và Ab là hai nốt đồng âm
Trùng âm
Hai nốt có cùng tên và cùng cao độ thì được gọi là trùng âm
Quãng lên và quãng xuống
Khi nốt thứ hai của một quãng cao hơn nốt thứ nhất thì được gọi là quãng lên, và ngược lại nốt thứ hai thấp hơn nốt thứ nhất thì được gọi là quãng xuống.

Quãng đơn và quãng kép
Quãng đơn là những quãng không vượt quá một quãng 8. Quãng kép là quãng lớn hơn một quãng 8
Quãng 9, quãng 10, quãng 11 là những ví dụ về quãng kép
Ðôi khi chúng ta đơn giản hóa quãng kép và đề cập đến chúng bằng sử dụng những quãng đơn tương ứng.

Quãng giai điệu và quãng hòa âm.
Quãng hòa âm là cả hai nốt đều vang lên một lúc. Quãng giai điệu là hai nốt ngân lên kế tiếp nhau.

Nửa cung dị và nửa cung đồng
Trong nửa cung đồng, hai nốt tạo nên nửa cung đều có cùng tên, ví dụ A-A#. Trong nửa cung dị, hai nốt tạo nên nửa cung đều khác tên nhau, ví dụ A-Bb:

Quãng 3 cung
Quãng 3 cung là một quãng gồm 3 cung
Quan hệ toán học của các quãng
Nốt La (nốt nằm trong khuông nhạc), thông thường có tần số giao động là 440 chu kỳ/giây (tức là 440Hz). Ðiều này có nghĩa là nó rung 440 lần/giây. Một nốt la khác ở độ cao hơn một quãng 8 sẽ rung 880 lần/giây (tần số là 880Hz), chính xác là số lần rung tăng gấp đôi theo quan hệ 880:440 <-> 2:1.
Khi quan hệ toán học này càng phức tạp thì thì quãng trở nên nghịch hơn. Sau đây là bảng biểu diễn quan hệ toán học của một số quãng theo thứ tự từ thuận đến nghịch
Quan hệQuãng
2:1Quãng 8
3:2
Quãng 5
4:3Quãng 4
5:4Quãng 3 trưởng
9:8Quãng 2 trưởng
18:17Quãng 2 thứ
Quãng 8 tăng: 6 cung rưỡi (tức 13 nửa cung)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét